Lợi ích khi vay vốn ngân hàng đầu tư kinh doanh

Mỗi hoạt động kinh doanh đều cần huy động rất nhiều vốn, một giải pháp được nhiều người lựa chọn chính là vay vốn ngân hàng.

 

 

Mỗi hoạt động kinh doanh đều cần huy động rất nhiều vốn, một giải pháp được nhiều người lựa chọn chính là vay vốn ngân hàng, tuy nhiên mỗi ngân hàng đều có những điều kiện cũng như các hồ sơ thủ tục để tạo nên sự thống nhất hiệu quả vay vốn giữa hai bên.

 

 

Tiện ích

 – Mức lãi suất cạnh tranh và linh hoạt

 – Hạn mức cho vay cao, linh hoạt theo giá trị Tài sản đảm bảo (TSĐB).

 – Phương thức trả nợ đa dạng: hoặc trích từ tài khoản của người vay hoặc thực hiện giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

 – Tài sản thế chấp: cần chứng minh khả năng cũng như nguồn lực tài chính của người đi vay vốn

 

 

Đặc điểm

 – Đối với hình thức cho vay ngắn hạn: hạn mức tối đa 80% nhu cầu vốn;

 – Đối với cho vay trung dài hạn:có 2 trường hợp

  + Không có TSĐB: tối đa 50% tổng nhu cầu vốn,

  + Có TSĐB: tối đa 60% nhu cầu vốn;

Lưu ý: Đối với TSĐB là sổ/thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá thuộc danh mục các tổ chức phát hành, quản lý do ngân hàng công bố trong từng thời kỳ sẽ được vay 100% nhu cầu vốn.

 – Thời hạn cho vay tối đa trong vòng 7 năm;

 – Phương thức cho vay đa dạng: từng lần, trả góp, hạn mức, theo dự án đầu tư…

 – Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất thoả thuận cạnh tranh, tuân thủ quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng quy định trong từng thời kỳ.

 – Phí: thu theo biểu phí hiện hành (nếu có)

 

 

Điều kiện áp dụng

 – Người đi vay vốn cho đến lúc hoàn thành tra nợ không quá 65 tuổi

 – Hoạt động SXKD hợp pháp theo quy định của pháp luật, có dự án đầu tư, phương án SXKD được thẩm định là khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.

 – Có TSBĐ cho khoản vay, có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm.

 

 

Hồ sơ thủ tục

Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng;

Dự án, phương án; giấy tờ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay;

Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ; TSĐB;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép/chứng chỉ hành nghề (trường  pháp luật quy định phải có);

Phương án SXKD/Dự án đầu tư và các tài liệu liên quan.

Tags: